Bạt lót HDPE chống thấm được ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản với mục đích tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Bằng cách lót bạt cho hồ tôm, hồ cá để đảm bảo sự phân cách môi trường nuôi và đất được tốt nhất, hạn chế dịch bệnh tối đa cho vật nuôi.
Khả năng chống thấm tuyệt vời của màng HDPE được sử dụng trong xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản, đã mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực cho đời sống của người nông dân nói riêng và xã hội nói chung.
Đường bờ biển dài cùng hệ thống sông ngòi dày đặc là một trong những lợi thế cho ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, cụ thể là tôm và cá. Tuy nhiên, với các giải pháp nuôi trồng tôm, cá truyền thống thì sản lượng chưa đảm bảo do khó kiểm soát về môi trường nuôi. Vì vậy, để cải thiện năng suất và chất lượng thủy sản, nhiều chủ đầu tư đã có quyết định đầu tư lót màng chống thấm HDPE khi thi công hồ nuôi.
Mục Lục
Bài toán kinh tế khi lót bạt HDPE trong nuôi trồng thủy sản
Được giới chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng, bạt lót HDPE chống thấm có nhiều ưu điểm khi được dùng để lót hồ tôm, hồ cá.
Tăng hiệu quả chăn nuôi
Là tấm bạt ngăn cách giữa nước trong hồ tôm, hồ cá và đáy hồ. Hệ số thấm cực thấp cùng khả năng kháng vi sinh, không bị xâm thực bởi môi trường, giúp cho hồ tôm, hồ cá có lót bạt HDPE kiểm soát được môi trường nước, tình hình phát triển của vật nuôi, hạn chế bệnh. Hoặc có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm, cá bị nhiễm bệnh. Tránh ô nhiễm đất, nguồn nước, không ảnh hưởng môi trường sống khu vực lân cận. Đồng thời không làm ảnh hưởng ngược đến sức khỏe vật nuôi như khi sử dụng hồ nuôi là đất.
Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng
Bề mặt nhắn bóng, dễ vệ sinh của bạt HDPE cũng hỗ trợ cho việc nuôi thủy sản được thuận lợi hơn, nhất là khi vệ sinh, thay nước hồ. Chất thải trong thời gian nuôi sẽ được gom vào giữa ao nên rất dễ lấy chất thải ra ngoài. Nhờ đó, chủ đầu tư luôn có thể kiểm soát được chất lượng nguồn nước, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc.
Giảm chi phí vận hành
Khả năng giữ nước của hồ lót bạt HDPE rất tốt, giúp người nuôi giảm chi phí trong khâu cung cấp nước cho ao tôm. Các thông số về nguồn nước nuôi như pH, độ kiềm, ôxy, độ mặn luôn được duy trì.
Dù rất hữu ích nhưng hiện nay vẫn còn nhiều hộ nông dân vẫn nuôi trồng tôm, cá theo phương thức truyền thống, bởi so với nó thì phương pháp lót bạt HDPE chống thấm đòi hỏi sự đầu tư ban đầu lớn hơn.
Nhưng so về ưu điểm, thì phương án lót bạt HDPE trong nuôi tôm, cá vẫn hiệu quả hơn. Vì thế, các chủ đầu tư đã lựa chọn phương pháp tiết kiệm bằng cách tiết giảm độ dày của màng HDPE. Chủ yếu sử dụng màng HDPE có độ dày 0,3mm hoặc 0,5mm có đơn giá cạnh tranh hơn các chuẩn loại có độ dày lớn.
>>> Xem thêm đơn giá màng chống thấm HDPE để tham khảo về khoản chi phí đầu tư mua bạt.
Hình thức hồ tôm, cá lót bạt HDPE chống thấm
Trong nuôi trồng thủy sản tôm, cá hiện nay có 2 loại hồ được ứng dụng lót màng HDPE phổ biến là: Màng lót dưới hồ và màng lót cho hồ tròn làm cách trên mặt đất.
Màng lót dưới hồ là hồ được đào sâu xuống đất, sau đó lót bạt, còn loại thứ 2 là công nghệ mới được sử dụng ngày càng nhiều hơn, với ưu điểm vật nuôi không bị nhiễm bệnh, phát triển nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, biện pháp nay cần đầu tư vốn ban đầu cao, thi công phức tạp, diện tích hồ nhỏ. Nên nếu muốn nuôi số lượng lớn phải đầu tư nhiều, xây lắp đặt nhiều hồ.
Thi công lót bạt HDPE cho hồ nuôi tôm
Công tác thi công màng HDPE cho hồ nuôi tôm cần được thực hiện theo đúng trình tự, quy trình chuẩn để đảm bảo chất lượng của hồ nuôi.
Chuẩn bị hồ nuôi: Đào hồ hoặc đắp hồ theo hình thức hồ nuôi tôm mà bạn lựa chọn đầu tư. Bề mặt hồ phải bằng phẳng, dọn sạch rác, các vật sắt nhọn, tránh làm rách bạt.
Đào rảnh neo để chằn bạt, không cần quá sâu, chỉ đủ giữ chặt mí bạt là đạt.
Cắt bạt theo kích thước hồ, khấu hao theo tiêu chuẩn hàn. Sau đó tiến hành hàn bạt bằng các dung cụ, thiết bị hàn. Do độ dày của bạt HDPE được lựa chọn cho hồ có giới hạn, nên rất dễ bị cháy khi hàn nếu công tác hàn không nhanh và chính xác.
Kiểm tra mối hàn sau khi hoàn tất để đảm bảo bạt không bị hở, hư hỏng. Sau khi hàn xong, chúng ta tiến hàn chôn bạt, lấp kín mí bạt dưới rảnh neo.
Thông số kỹ thuật bạt lót HDPE cho công trình nghành nuôi trồng thủy sản
Loại bạt HDPE chống thấm được sử dụng chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản, tôm, cá, thường có độ dày 0,3mm hoặc 0,5mm. Dưới đây là thông số kỹ thuật của hai loại bạt này.
Phú Thành Phát là đơn vị cung cấp bạt lót HDPE uy tín trên toàn địa bàn Việt Nam. Với đa dạng loại màng từ các thương hiệu khác nhau như HSE, GSE, Huitex,.. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Tư vấn mua màng chống thấm HDPE tại TPHCM giá rẻ