Biện pháp và quy trình thi công rọ đá dưới nước theo tiêu chuẩn TCVN

Thi công rọ đá dưới nước là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự đầu tư về máy móc hỗ trợ, cũng như đội ngũ chuyên môn cao, đặc biệt là khi công trình triển khai ở nơi có mực nước sâu. Cần đảm bảo đúng trình tự và biện pháp thi công rọ đá theo tiêu chuẩn TCVN để nâng cao chất lượng của công trình chỉnh trị, gia cố và bảo vệ kênh, mương, bờ sông, biển…

Biện pháp thi công rọ đá dưới nước

Các biện pháp thi công rọ đá được ưu tiên sử dụng trong công trình có mực nước sâu, che lấp tầm nhìn là bỏ đá vào rọ trước rồi mới thả rọ. Sử dụng máy móc hỗ trợ để duy chuyển rọ đá. Trước khi thả rọ, các hệ thống bệ đỡ cần được thiết lập một cách chắc chắn, để tránh trường hợp thả rọ đá xuống sẽ khiến cho rọ bị cong vẹo, xiêu lệch.

thi công rọ đá dưới nước
Bỏ đá vào trước khi thả rọ

Trong trường hợp phải kè rọ đá dưới nước, nhưng mực nước thấp. Công nhân vẫn có thể di chuyển và thao tác được, có thể sử dụng biện pháp thả rọ rồi bỏ đá. Thông thường, bạn nên sử dụng máy xáng cạp hay máy cuốc để thả đá xuống nhanh chóng. Giúp việc thi công rọ đá được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Quy trình thi công rọ đá dưới nước

Bước 1: Kiểm tra chất lượng đá thi công

Môi trường nước có sự khác biệt rất lớn so với môi trường trong lòng đất, vì thế vật liệu thi công cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật riêng, và đá xây dựng được sử dụng trong rọ đá cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Đá sử dụng trong kè rọ đá dưới nước phải là đá khối, kết cấu phải cứng, hoàn chỉnh và lớn hơn mắt lưới rọ đá. Độ dày của đá phải> 20 cm, và tỷ lệ chiều dài trên độ dày phải ≤ 3 cm. Không nên sử dụng đá có cạnh sắc hoặc mỏng. Cường độ nén cuối cùng của đá là> 40 Mpa và hệ số hóa mềm phải> 0. 85.

Bưới 2: Kiểm tra lưới rọ đá

Để dễ dàng xử lý và vận chuyển, rọ đá được vận chuyển đến công trình dưới dạng gấp gọn các tấm lưới bằng phẳng và bó lại với nhau. Và trước khi tiến hành nối các tấm lưới thành rọ đá, các kỹ sư giám sát cần kiểm tra chất lượng của lưới rọ đá, bao gồm số lượng, chất liệu, quy cách rọ và cả kích thước của mắt lưới.

Trong các công trình sử dụng rọ đá ở biển hay nơi có mức độ oxi hóa cao, loại rọ đá được sử dụng chủ yếu là rọ đá mạ kẽm có bọc nhựa PVC. Quá trình kiểm tra sẽ cần phải xác định chất lượng của lưới rọ có bị bong tróc lớp nhựa bọc và chất lượng dây thép đan lưới rọ.

Thông thường, kỹ sư giám sát thi công và nhân viên kiểm tra chất lượng trong bộ phận dự án có thể lấy mẫu và đo lường ngẫu nhiên.

thi công rọ đá dưới nước
Xưởng sản xuất rọ đá và cung cấp rọ đá đến chân công trình dưới dạng bó gọn gàng

Bước 3: Lắp ráp cấu trúc rọ đá

Theo mô tả kỹ thuật của rọ đá, công nhân sẽ tiến hành lắp ráp cấu trúc rọ, dưới sự giám sát của kỹ sư, nhưng sẽ không đóng nắp rọ liền, mà sẽ dựa trên biện pháp thi công để tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4: Thi công lắp đặt rọ đá tại công trình

Các công cụ cẩu, bệ đỡ rọ đá nên được cài đặt trước khi thi công lắp đặt. Với các công trình có mực nước sâu, rọ cần được lấp đầy đá và đóng nắp cẩn thận. Sử dụng máy móc để đưa rọ đá vào đúng vị trí thi công. Tiến hành lắp đặt rọ đá theo đúng bản vẽ thiết kế.

Khi Rọ đá được đưa  xuống đáy nước, rọ sẽ di chuyển do tác động của dòng nước. Do đó, trước khi thả rọ, cần tính toán khoảng cách di chuyển của rọ dưới tác dụng của dòng nước để đảm bảo độ vị trí chính xác của mục tiêu.

thi công rọ đá dưới nước
Tiến hành thi công rọ đá dưới nước theo bản vẽ thiết kế

Bước 5: Rà soát, kiểm tra chất lượng

Sau khi hoàn thành công trình lắp đặt rọ đá dưới nước, người giám sát có thể sử dụng hệ thống GPS để đo địa hình dưới nước của khu vực cẩu và một số vùng nước lân cận, đồng thời vẽ bản đồ địa hình dưới nước để so sánh với bản đồ địa hình dưới nước sau khi thi công nhằm kiểm định chất lượng thi công.

Những lưu ý về kỹ thuật thi công rọ đá dưới nước

Trước khi thi công, đội thi công cần tìm hiểu kỹ điều kiện thi công và môi trường xung quanh, tiến hành khởi công trên cơ sở đọc hiểu bản vẽ thiết kế, bố trí hợp lý trình tự thi công của từng công việc, để tránh phát sinh vấn đề trong quá trình thi công.

Xác định các thiết bị, máy móc cần thiết cho thi công và xem xét tình trạng hoạt động của máy móc trước khi thực hiện. Máy móc cần được vận hành bởi đội ngũ chuyên nghiệp, đảm bảo độ chính xác trong thi công, đặt biệt là người điều khiển Cần Cẩu.

Công trình rọ đá dưới nước cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, sau những trận bão lớn cũng như trong những điều kiện thời tiết phức tạp. Tất cả các hoạt động kiểm soát xói mòn, bồi lắng tạm thời và vĩnh viễn phải được duy trì và sửa chữa khi cần thiết để đảm bảo chức năng của rọ đá trong công trình dưới nước.

>>> Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có chuyên môn cao trong sản xuất và thi công rọ đá >>> Hãy tìm hiểu nhiều hơn về Phú Thành Phát – Đơn vị tư vấn, thi công và xây dựng các công trình địa kỹ thuật chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *