Lưới địa kỹ thuật 2 trục là giải pháp hiệu quả cho việc cải thiện độ bền lâu dài của lớp nền và giảm đáng kể chi phí bảo trì công trình. Được ứng dụng trong gia cố nền đắp, gia cố tường, ổn định đất, bảo vệ mái dốc và gia cố nền móng.
Tensar là một trong những thương hiệu sản xuất lưới địa chất lượng hàng đầu thế giới, với sự đa dạng về chủng loại và loại lưới địa 2 trục nổi bật nhất là Tensar SS, là giải pháp cho gia cố nền đã được ứng dụng trong nhiều công trình lớn tại Việt Nam.
Mục Lục
Lưới địa kỹ thuật 2 trục
Lưới địa kỹ thuật 2 trục là gì?
Lưới địa kỹ thuật 2 trục hay còn gọi là lưới địa kỹ thuật hai phương (Biaxial Geogrid) là vật liệu địa kỹ thuật cường độ chịu kéo theo hai phương cao và biến dạng nhỏ, được sử dụng làm cốt gia cường, nền đất đắp trong các công trình đường giao thông, sân bay, cảng biển, ổn định chống nứt lún bề mặt bê tông nhựa nóng.
Lưới địa kỹ thuật 2 trục được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau PP, PE, HDPE hoặc sợi thủy tinh, hoặc các vật liệu trên kết hợp với vải địa kỹ thuật không dệt.
Lưới địa kỹ thuật 2 trục có tính bền vững cao và đã được kiểm chứng trong môi trường có độ PH từ 1.6 đến 12.6, do đó phù hợp với hầu hết các loại vật liệu đắp hiện có.
Lưới địa kỹ thuật 2 trục được sản xuất bằng phương pháp dệt kim hoặc phương pháp ép, đụt, dãn dọc để tạo thành những tấm lưới địa kỹ thuật có khả năng chịu lực theo hai phương như nhau. Nhờ đặc điểm này, lưới địa kỹ thuật hai 2 trục có khả năng truyền tải lực tác động lên phạm vi lớn, dựa trên các dây trục dọc và trục ngang thông qua các nút giao giữa hai trục.
Đặc trưng cơ bản
- Khả năng chịu lực tốt.
- Kích thước khẩu độ ổn định.
- Mô đun đàn hồi cao.
- Biến dạng nhỏ.
- Hiệu quả mối nối cao.
- Cài đặt nhanh chóng.
- Chi phí bảo trì thấp.
Ứng dụng
- Được sử dụng trong việc gia cố các bãi đậu xe, đường vận chuyển, bãi chôn lấp và đường băng sân bay.
- Được sử dụng để tăng cường khả năng chịu lực của đường sắt và đường cao tốc, v.v.
- Dùng để gia cố độ bền cho các công trình, công trình xây dựng.
- Dùng để chống sạt lở, sụt lún nền đất.
Lưới địa kỹ thuật 2 trục Tensar
Tổng quan về sản phẩm
Lưới địa kỹ thuật Tensar SS là dòng lưới địa kỹ thuật 2 trục được sản xuất bởi tập đoàn Tensar. Là giải pháp được sử dụng khá phổ biến trong các dự án gia cố nền đắp, gia cố tường, ổn định đất, bảo vệ mái dốc và gia cố nền móng.
Lưới địa kỹ thuật 2 trục Tensar được sử dụng phổ biến nhất là loại được sản xuất với sự kết hợp của 2 lớp vật liệu chính là lưới địa kỹ thuật 2 trục và vải địa kỹ thuật không dệt. Lưới Tensar 2 trục là sản phẩm lưới địa kỹ thuật dạng ô vuông liền khối có độ cứng nhất định, các mối nối có độ cứng lớn theo hai phương trục lưới, các thanh lưới có mặt cắt ngang dạng chữ nhật.
Lưới địa Tensar có lớp vải địa giúp ứng dụng được một lúc hai tính năng:
- Tính năng lọc nước, phân cách của vải địa kỹ thuật không dệt.
- Tính năng chịu lực cao của lưới địa kỹ thuật.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của lưới địa 2 trục
- Khả năng phân bố tải trọng được xác định theo GRI-GG2-87 và GRI-GG1-87 và được thể hiện theo phần trăm của lực kéo cực đại.
- Độ cứng xoắn theo mặt phẳng được thực hiện theo phương pháp U.S Army Corps of Engineers Methodology cho việc đo độ cứng xoắn (Kinney, T.C. Aperture Stability Modulus Rev 3.1.2000).
- Thí nghiệm độ cứng được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 10319:1996.
- Khả năng chịu lực hao tổn khi bị tác động hóa của môi trường tương ứng với thí nghiệm EN12960 một phần của sự ước tính độ bền theo tiêu chuẩn ISO13434:1999 7.3.
- Khả năng chịu lực hao tổn khi bị tác động bởi tia cực tím và sự phong hóa tương ứng với thí nghiệm EN12224 môt phần của sự ước tính độ bền theo tiêu chuẩn ISO13434:1999 7.2.
- Khả năng chống lại sự mất mát hoặc sự phá hoại tính nguyên vẹn của kết cấu dưới tác động cơ học khi thi công trên đá cấp phối. Mẫu lưới địa kỹ thuật được lấy theo tiêu chuẩn BS 8006:1995 và sức chịu tải được xác định theo tiêu chuẩn ISO 10319:1996.
Lưới địa 2 trụcTensar – Giải pháp gia cố, ổn định nền
Sự kết hợp của lưới địa và vải địa trong lưới địa Tensar mang lại hiệu quả cao cho hoạt động gia cố, ổn định vật liệu rời và các lớp móng yếu:
- Giảm khối lượng đào cùng với bảo tồn được các nguồn vật liệu tự nhiên.
- Giảm mức xáo trộn và khả năng làm yếu các lớp móng nhạy cảm.
- Nâng cao độ chặt của lớp vật liệu đắp.
- Tăng tuổi thọ công trình.
- Kiểm soát được các khả năng lún chênh lệch.
Tuy nhiên, hiện nay loại lưới địa này không còn phổ biến như trước do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Tensar đã cho ra đời những dòng sản phẩm vượt trội hơn về cả tính năng lẫn hiệu quả về chi phí. Trong đó, sản phẩm được sản xuất để có thể thay thế cho lưới địa kỹ thuật Tensar SS là lưới địa 3 trục TriAx.