Ứng dụng của rọ đá khá đa dạng trong lĩnh vực xây dựng. Không chỉ thay đổi về quy cách thiết kế, các biện pháp thi công kè rọ đá cũng phải thay đổi để phù hợp với từng điều kiện thi công công trình.
Sở dĩ rọ đá được sử dụng phổ biến trong các công trình bảo vệ đê điều, bờ sông, bờ biển, chống xói lở, là nhờ khả năng thoát nước nhanh, làm giảm áp lực nước phía sau tường chắn, và khả năng giảm áp lực nước từ dưới lên của thiết kế rọ đá. Nó giúp gia cố cho các khu vực đất yếu, dễ bị xụt lún, đảm bảo cho sự vững chắc của các công trình được xây dựng ở địa hình đặc biệt.
Rọ đá có những ứng dụng tuyệt vời là thế, nhưng để đạt được chất lượng như mong đợi không phải là điều dễ dàng. Bạn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng trong thiết kế, và sử dụng biện pháp thi công kè rọ đá phù hợp với từng điều kiện công trình cụ thể.
Mục Lục
Thi công rọ đá trong những công trình nào?
Rọ đá là một trong những vật liệu được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng chịu nhiều tác động lực lớn từ bên ngoài như:
- Xây đập chắn hoặc lưu giữ nước.
- Xây bảo vệ đường ô tô, mái và lòng kênh
- Xây đê và những công trình bảo vệ cột điện….
- Làm tường chắn đất, kiến tạo cảnh quan
- Bảo vệ bờ biển, bờ sông
Biện pháp thi công kè rọ đá
Dựa vào đặc điểm, điều kiện thi công của công trình, việc thi công rọ đá có thể lựa chọn một trong 2 biện pháp.
Biện pháp thả rọ rồi mới tiến hành bỏ đá
Chúng ta tiến hành thả rọ không vào vị trí cần lắp đặt trước rồi mới tiến hành bỏ đá, đã chuẩn bị sẵn theo kế hoạch thi công rọ đá.
Biện pháp bỏ đá rồi mới tiến hành thả rọ
Khác với biện pháp thả rọ rồi mới tiến hành bỏ đá lắp đặt rọ đá tại chính vị trí thi công, biện pháp này cho phép thực hiện việc hoàn tất việc bỏ đá vào rọ trước khi di chuyển vào vị trí thi công.
Điều kiện thi công có thể chia ra hai loại là thi công trên bờ và thi công dưới nước. Cụ thể
Biện pháp thi công kè rọ đá cho công trình dưới nước
Khi công trình xây dựng cần kè rọ đá dưới nước sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công nhân thi công. Đặc biệt là trong tình hình mực nước sâu thì cần sử dụng biện pháp thi công kè rọ đá bỏ đá trước rồi mới thả rọ. Sử dụng máy móc để duy chuyển rọ đá nhưng bạn cần đảm bảo có một hệ thống bệ đỡ chắc chắn, để tránh trường hợp thả rọ đá xuống sẽ khiến cho rọ bị cong vẹo, xiêu lệch.
Trong trường hợp phải kè rọ đá trên bờ, hoặc dưới nước, nhưng mực nước thấp. Công nhân vẫn có thể di chuyển và thao tác được, có thể sử dụng biện pháp thả rọ rồi bỏ đá. Thông thường, bạn nên sử dụng máy xáng cạp hay máy cuốc để thả đá xuống nhanh chóng. Giúp việc thi công rọ đá được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu rọ đá
– Khi thi công thảm đá rọ đá bạn cần ưu tiên sử dụng rọ càng lớn càng tốt. Bởi vì với kích thước càng lớn thì khả năng bền và đứng vững – chịu được lực tác động càng cao. Đồng thời sẽ có ít vị trí ghép rọ nên giá thành sẽ giảm.
–Sử dụng đá bỏ vào rọ phải phù hợp với mắc lưới trong thiết kế rọ. Tránh trường hợp mắt lưới rọ to hơn so với kích thước của đá. Tham khảo kích thước mắt lưới rọ và đá dưới đây để xem mà lựa chọn thi công rọ đá cho thích hợp với nhau như: Mắc lưới rọ là (8 x 10) cm thì chúng ta những viên đá được bỏ vào có kích cỡ phải lớn hơn tầm (8 x 10) cm.
Thông thường các chủ công trình thường sử dụng các loại rọ có thiết kế (2x1x1) m hoặc (2x1x0.5) m.
– Để có thể có được rọ đá xếp chặt chẽ, chúng ta cần sử dùng các loại đá thả rọ có kích thước đều nhau, để đảm bảo thi công rọ đá an toàn và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bảng báo giá rọ đá thảm đá Phú Thành Phát – Cập nhật mới 2020
Pingback: Rọ đá mạ kẽm và kích thước rọ đá | Tiêu chuẩn thiết kế rọ đá