Một trong những ứng dụng tuyệt vời của màng lót HDPE chống thấm là hỗ trợ làm muối nhanh hơn, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Doanh thu từ phương pháp sản xuất này có thể tăng từ 30% – 40% so với phương pháp truyền thống.
Lợi thế về đường bờ biển cùng khí hậu của Việt Nam đã góp phần lớn làm nên một ngành nghề rất quan trọng trong đời sống con người, đó là làm muối. Ngành nghề này đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên hình thức sản xuất truyền thống thường không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho người dân. Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, phương pháp ứng dụng màng lót HDPE chống thấm vào sản xuất đã được thực hiện.
Nhờ vào đặc tính hóa lý của mình, màng chống thấm HDPE đã giúp người nông dân giải quyết được bài toán kinh tế một cách triệt để nhất. Giúp cải thiện đời sống, mang đến cho người sử dụng những sản phẩm chất lượng hơn.
Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của màng HDPE trong làm muối, để có sự lựa chọn phương pháp đầu tư hiệu quả nhé.
Mục Lục
Ứng dụng màng lót HDPE chống thấm cho ruộng muối
Màng lót HDPE chống thấm được ứng dụng trong sản xuất ruộng muối được ứng dụng phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ giúp người sản xuất muối tăng sản lượng, phương pháp sản xuất này còn giúp tăng chất lượng muối thu được. Góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của diêm dân. Dưới đây là những ưu điểm của màng lót HDPE chống thấm ruộng muối.
Chi phí đầu tư thấp
So với biện pháp thi công ruộng muối sử dụng ô kết tinh bằng xi măng, thì chi phí đầu tư bạt HDPE tương đương nhau. Tuy nhiên xét với tuổi thọ thì chúng có sự cách biệt vô cùng lớn. Cụ thể là màng HDPE có tuổi thọ từ 10 năm đến 20 năm tùy vào độ dày, trong khi đó ô xi măng truyền thống có tuổi thọ từ 3 đến 5 năm.
Mặt khác, việc sửa chữa cải tạo ô xi măng truyền thống thường khá khó khăn, phụ thuộc lớn vào thời tiết, làm gián đoạn công tác làm muối nếu đang trong mùa thu hoạch. Còn với màng HDPE việc sửa chữa hoặc thay mới khá đơn giản và nhanh chóng.
Năng suất cao
Sử dụng phương thức lót bạt HDPE trong công đoạn kết tinh muối giúp rút ngắn thời gian kết tinh của muối, do khả năng tích nhiệt của bạt.
Bề mặt màng chống thấm HDPE nhẵn bóng nên việc thu hoạch muối được diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế thấp nhất lượng muối bám trên màng. Giảm lượng nhân công sản xuất. Không giống như những hình thức truyền thống, lượng muối vướn lại bề mặt của ô xi măng hay nền đất lớn, tốn nhiều thời gian thu hoạch.
Bên cạnh đó, thời gian vệ sinh ruộng muối sử dụng bạt HDPE nhanh hơn so với ruộng muối bằng đất hay xi măng. Giúp đẩy nhanh sản xuất, giảm chi phí vận hành.
Chất lượng muối cao
Lượng muối thu được bằng cách sử dụng màng lót có độ tinh khuyết cao. Mặt khác chất liệu HDPE được kiểm định là an toàn với môi trường, có thể chứa thực phẩm nên khi dùng sản xuất muối sẽ đảm bảo độ sạch cho muối. Không cần đồng thời xử lý hóa chất. Giúp diêm dân sản xuất muối sạch, cho chất lượng cao, có đơn giá bán cao hơn, tăng thu nhập.
Yêu cầu kỹ thuật của màng lót HDPE chống thấm ruộng muối
Màng chống thấm HDPE được sử dụng để lót ruộng muối có độ dày phổ biến từ 0.5mm đến 1.5mm, tương ứng với mỗi độ dày khác nhau tuổi thọ của màng lót cũng sẽ khác nhau. Quy cách khổ rộng của màng ứng dụng sản xuất muối thường từ 4m đến 8m, tùy thuộc vào thiết kế và địa hình ruộng muối.
Trước khi lót màng HDPE cho ruộng muối cần chú ý làm sạch ruộng, loại bỏ các hạt sạn, đá hay vật cứng có thể đâm thủng màng. Trong quá trình thu hoạch muối phải sử dụng dụng cụ cào muối phải nhẵn, không có các góc cạnh sắc nhọn tránh làm rách màng HDPE.
Cách thức thực hiện phương pháp lót màng HDPE ruộng muối
Về cơ bản các giai đoạn sản xuất muối theo phương pháp lót màng HDPE giống với phương pháp truyền thống, chỉ khác ở ô kết tinh có lót bạt nhựa. Diện tích ô kết tinh chỉ chiếm tỷ lệ 15% trên tổng diện tích sản xuất. Nên chi phí đầu tư màng HDPE cũng không quá lớn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết giá màng chống thấm HDPE để ước tính chi phí đầu tư màng.
Trước khi thi công lót màng HDPE, nền cát hoặc ô xi măng phải được san phẳng, đầm kỹ, dọn sạch những vật cản có thể làm rách màng, hư hỏng màng.
Diện tích bạt được cắt lớn hơn ô xi măng một ít, để khi trùm màng lên phần mép, không làm nước muối chảy xuống dưới ô. Sau đó dùng đinh tre, gỗ dài 10cm ghim xung quanh bờ, cứ 30 – 40cm thì ghim 01 đinh, xung quanh ô đắp gờ để ngăn các ô với nhau, mỗi ô kết tinh dùng ống nhựa PVC có xẻ rãnh trên thân ống khoảng 15-20 cm để dẫn khí ra ngoài. Dùng keo dán mép màng. Trước khi dán mép phải làm phẳng mặt bạt, ép cho không khí ra hết ngoài thì khi trải bạt và khi phơi bạt không bị phồng.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn kỹ thuật màng chống thấm HDPE – Phú Thành Phát