Giải pháp hầm Biogas phủ bạt HDPE đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong ngành công nghiệp chăn nuôi. Nhờ khả năng giải quyết chất thải chăn nuôi một cách kinh tế, an toàn và hiệu quả.
Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh việc cung ứng nguồn thực phẩm cho đời sống, hoạt động chăn nuôi còn tạo cho môi trường sống những gánh nặng về chất thải, sự ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai.
Trong khi biện pháp xử lý chất thải với mục đích làm phân bón cho cây trồng tuy khả quan nhưng lại tốn chi phí xử lý, chi phí vận chuyển, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Biện pháp hầm biogas HDPE lại khác, nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế và hiệu quả sử dụng.
Mục Lục
Tìm hiểu về khí Biogas
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Được biết đến ở nước ta từ những năm 1960, trải qua trên 50 năm phát triển ở Việt Nam, khí sinh học ngày càng được phát triển rộng rãi. Từ quy mô sản xuất nhỏ, vài mét khối, đã mở rộng sang quy mô sản xuất lớn vài nghìn đến vài chục nghìn mét khối. Từ lĩnh vực chăn nuôi sang lĩnh vực công nghiệp, khu vực nông thôn sang khu vực thành thị.
Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ, khí sinh học đã phát triển đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hiện nay, đã có hàng chục nghìn công trình khí sinh học đang hoạt động với nhiều kiểu thiết bị khí sinh học khác nhau do nhiều tổ chức thiết kế.
Quá trình sản xuất khí sinh học là tiến hành gây lên men sinh học các chất hữu cơ như: các chất thải của nông nghiệp, phân gia súc, gia cầm và các chất thải công nghiệp phân hủy trong môi trường yếm khí để sinh ra khí mêtan (CH4), cacbon điôxít (CO2) và khí sulfua hydro (H2S).
Ứng dụng của hầm Biogas phủ bạt nhựa HDPE trong đời sống
Hiệu quả về kinh tế
Khí sinh học sản xuất từ hầm biogas bao gồm 2/3 khí mêtan, thành phần chính của gas vì thế biogas trở thành nguồn năng lượng hữu ích cho đời sống hằng ngày.
Trong tương lai công nghệ Biogas sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm giải quyết chất đốt sinh hoạt cho vùng nông thôn, thay thế các loai nhiên liệu khác như củi, trấu, than,…ngoài ra còn có thể sử dụng khí sinh học cho các mục đích khác như: phát điện, lò sấy, đèn thắp sáng, hệ thống nước nóng, các tủ lạnh chạy bằng gas,…
Biến chất thải thành nguyên liệu hữu ích, ứng dụng hầm Biogas giúp chủ đầu tư công trình tiết kiệm chi phí xử lý chất thải trong sản xuất, chăn nuôi.
Chống ô nhiễm môi trường
Việc ứng dụng công nghệ hầm ủ Biogas nhằm mục đích xử lý chất thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi đất, nước, không khí. Giảm thiểu các chất khí gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất, chăn nuôi. Hạn chế dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, năng cao năng suất chăn nuôi.
Công nghệ hầm Biogas HDPE
Hiện nay có rất nhiều loại hầm biogas được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Từ hầm sinh khí dạng vòm nắp cố định KT bằng bêtông, đến túi sinh khí bằng nilon, hầm Composite, hầm Biogas VACVINA cải tiến, hầm ủ biogas sử dụng vật liệu màng chống thấm HDPE. Tuy nhiên, hầm biogas HDPE vẫn là lựa chọn được ưa chuộng hàng đầu. Bởi các ưu điểm sau:
Tiết kiệm chi phí
So với hầm ủ bê tông thì giải pháp hầm biogas HDPE có chi phí thấp hơn nhiều. Vì thế không chỉ trong cách dự án chăn nuôi lớn, các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ cũng có thể xây dựng để tận dụng lượng chất thải, tránh ô nhiễm môi trường.
Tuổi thọ hầm cao
Không giống hình thức thi công hầm biogas bằng nilon, tuy có chi phí đầu tư thấp nhưng tuổi thọ ngắn. Hầm biogas HDPE sử dụng màng chống thấm HDPE có độ bền cao, lên đến 25 năm. Giúp kéo dài thời gian sử dụng hầm. Không tốn chi phí bảo trì, sửa chữa như các biện pháp khác.
Khả năng chống thấm và bảo vệ môi trường cao
Với tính năng chống thấm vượt trội, màng HDPE được ứng dụng nhiều trong các công trình yêu cầu khả năng chống thấm cao, được dùng lót đáy, làm màng phủ nổi để tích khí. Tránh ô nhiễm môi trường hiệu quả.
Thi công nhanh chóng
Kỹ thuật lắp đặt hầm biogas HDPE khá đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh, dễ khắc phục các sự cố. Hơn hết, công nghệ hầm này có thể thi công trên nhiều địa hình khác nhau, đây là một trong những ưu điểm mà các loại hầm ủ khác không thể thi công được.
Tham khảo sự khác nhau giữa các mô hình hầm ủ biogas.
Bảng phân tích, so sánh khả năng ứng dụng mô hình hầm ủ biogas cải tiến sử dụng bạt HDPE so với các loại hầm ủ khác
Nội dung |
ĐVT |
So sánh |
Ghi chú |
||
Hầm HDPE |
Hầm bêtông |
Túi PE |
|||
Thể tích hầm/1 m2 diện tích xây dựng hầm | m3 | 5 – 6 | 2 – 3 | 1 – 1,2 | Chiều sâu hầm bê tông trung bình 3 mChiều sâu hầm túi PE trung bình 1 mChiều sâu hầm HDPE trung bình 6 m |
Hiệu quả giảm thiểu BOD5, COD, SS, Ntổng, Ptổng,.. sau hầm ủ biogas | % | ≈ 60 | ≤ 50 | ≤ 50 | Thể tích hầm ủ và thời gian lưu tồn ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý chất thải, nước thải trong hầm ủ. hầm ủ biogas sử dụng bạt HDPE có thể tích lớn nên hiệu xuất xử lý nước thải sau hầm ủ cao hơn các loại hầm ủ khác. |
Quy mô xây dựng thể tích trung bình | m3 | ≈5.000 | ≈100 | ≈20 | Thể tích lớn của hầm HDPE có thể đến hàng trăm ngàn m3 |
Thời gian thi công công trình (không tính thời gian đào hầm) | tháng | ≈1/4 | > 1 | – | – Thời gian cho lắp bạt HDPE hầm 1.000 m3 – Thời gian xây dựng hầm bê tông 100 m3 |
Chi phí đầu tư cho các loại hầm ủ (triệu đồng) | m3 | 0,2 | 1,2 – 1,5 | 0,25 | Giá thành nguyên vật liệu thấp, đầu tư xây dựng với thể tích lớn nên việc lắp đặt hầm ủ biogas sử dụng bạt HDPE có chi phí đầu tư thấp so với các loại hầm ủ khác |
Tuổi thọ hầm chứa | năm | ≈15 | ≈10 | ≈2-3 | Xu thế ứng dụng hiện nay để hạn chế đầu tư mới, sửa chữa và bảo vệ tốt nguồn nước ngầm. |
>>> Xem thêm: Bảng báo giá màng chống thấm HDPE – Phú Thành Phát
Tôi muốn lắp đặt túi thì liên hệ voi ai.lien hệ lại với tôi 0868929952
Pingback: Bảng báo giá màng chống thấm HDPE mới nhất 2019