Rọ đá hộc là một trong những phân loại của rọ đá, thường được ứng dụng làm tường chắn trọng lực, chống sạt lở. Với nhiều đặc điểm như độ bền cao, thấm nước, có khả năng chống lại sự tác động của môi trường, không bị biến dạng trong đất nén.
Với những ưu điểm riêng của mình, rọ đá đã được thiết kế với kích thước khác nhau, tạo thành những bức tường đá có chiều cao tương ứng với nhu cầu sử dụng của công trình. Được dùng để chắn đất, giữ đất, ổn định kết cấu, sườn dốc cho các công trình đường bộ, ngăn cách núi với đường, nơi đường cao tốc đi qua, dùng chắn đất cho công trình cầu cống hoặc bo các mố thành cầu.
Rọ đá hộc trở thành một lựa chọn phù hợp với các công trình xây dựng ở địa hình đặc biệt. Tuy nhiên, phân loại rọ đá khá đa dạng nên sẽ có nhiều chủ đầu tư vẫn còn băn khoăn không biết rọ đá hộc là gì, ưu điểm của nó khi làm tường chắn trọng lực ra sao.
Hãy cùng Phú Thành Phát khám phá ngay các vấn đề trên nhé.
Mục Lục
Rọ đá hộc là gì?
Rọ đá hộc hay còn gọi là rọ hộc, là một chiếc rọ đứng đá, có kích thước đa dạng, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của công trình sử dụng nó. Quy cách thông thường của rọ đá hộc là dài x rộng x cao (VD: 2mx1mx0.5m), giống như rọ đá thông thường. Điểm khác biệt nằm ở phần đá được lèn lấp trong rọ, là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Vì vậy mắt lưới của rọ hộc cũng có kích thước D lớn hơn bình thường có thể từ 14cm – 20cm.
Ứng dụng làm tường chắn của rọ đá hộc
Tường chắn trọng lực rọ đá là một thiết kế tường chắn đất kết cấu mềm có khả năng chịu lực và bảo vệ khối đắp phía sau tường trong các điều kiện địa chất kém ổn định. Một số tường chắn rọ đá được thiết kế thực hiện chức năng chỉnh trị và làm thân đập khóa bảo vệ công trình như đê chắn sóng, kè khóa bảo vệ dưới tác động của dòng chảy, bảo vệ hệ thống đường gần núi, tường chắn đất chân núi.
Ứng dụng rọ đá hộc trong công trình là tường chắn trọng lực được thực hiện bằng cách nối ghép các rọ đá lại với nhau để tạo nên bức tường đá. Trong một vài công trình có thể kết hợp đồng thời các loại rọ đá khác nhau như thảm đá, rọ đá hộc, rọ đá neo.
Những rọ đá bằng lưới thép mạ kẽm, có thể bọc thêm nhựa PVC hoặc không bọc nhựa (tùy thuộc vào thiết kế và điều kiện thổ nhưỡng khu vực thi công) được xếp từng lớp, kết nối với nhau rồi xếp đá hộc vào tường rọ.
Để đất hạt mịn của đất nền và đất đắp không xâm nhập vào đá hộc trong rọ, các kỹ sư sẽ sử dụng thêm một lớp vải địa kĩ thuật ngăn cách đáy tường và lưng tường với đất nền và đất đắp.
Ưu điểm của tường chắn trọng lực bằng rọ đá hộc
So với các biện pháp ngăn tường bằng bê tông cốt thép khá tốn kém thì biện pháp thi công rọ đá hộc làm tường chắn khả thi hơn về mặt kinh tế. Trong điều kiện xây dựng tường chắn trọng lực tại khu vực núi đã có sẵn đá, thì công tác xây dựng sẽ càng tiết kiệm hơn về vật tư.
>> Xem ngay bảng giá rọ đá được cập nhật mới nhất năm 2020, để có định hướng tốt hơn cho công tác xây dựng của bạn.
Mặt khác các biện pháp ngăn tường như tường chắn giá đỡ, tường cọc cừ, tường vây Barrete, tường cọc khoan nhồi, tường neo trong đất thường có những nhược điểm liên quan đến vấn đề thoát nước. Trong khi đó, các vật liệu chắn trọng lực giữa hai vùng đất tách biệt nhau, vấn đề thoát nước bao giờ cũng cấp thiết nhất. Với đặc điểm về tính thấm nước và độ bền cao, rọ đá hộc trở thành lựa chọn ưu tiên của các kỹ sư.
Bằng cách bọc nhựa PVC theo đúng quy chuẩn cho dây thép mạ kẽm của rọ đá, đã giúp rọ đá gia tăng tuổi thọ. Từ đó hỗ trợ cho các công trình yêu cầu về thời gian sử dụng lâu dài. Thực tế, tường rọ đá vẫn có thể làm việc bình thường ngay cả khi kết cấu rọ bị phá hủy. Đây cũng là một thế mạnh của rọ đá. Trong trường hợp này có thể gia cố tường đá bằng cách bơm vữa xi măng vào trong tường. Tuy nhiên cần phải kiểm tra và khảo sát để tin tưởng rằng nền móng công trình đã đạt được độ ổn định lâu dài.
Tường cảnh quan
Rọ đá hộc cũng như các phân loại rọ đá khác ngoài được ứng dụng trong các công trình công nghiệp, nó còn được ứng dụng trong các công trình dân dụng, công trình làm cảnh quan. Dưới hình thức tường cảnh quan. Sử dụng điểm nhấn từ màu sắc, kiểu dáng đá trong rọ để tạo nên chiều sâu thẩm mỹ cho cảnh quan.
>>> Xem thêm: Rọ đá là gì? Ứng dụng của rọ đá trong xây dựng công trình