Tường chắn đất Neoweb có ưu điểm gì so với tường chắn Rọ đá, BTCT?

Tường chắn đất là một loại kết cấu xây dựng để giữ ổn định đất giữa hai độ cao khác nhau. Là một giải pháp xây dựng thường được áp dụng tại vùng địa hình đồi núi, vực sâu, bờ kè, những nơi có thay đổi độ cao lớn, địa hình phức tạp, có độ dốc cao.

Tổng quan về tường chắn đất

Thiết kế của tường chắn hướng đến việc ổn định địa hình, tránh sạt lở, trượt, lún nên nó còn được ứng dụng trong nhiều dự án xây dựng, thủy lợi, giao thông. Ngoài mục đích giữ ổn định đất cho các công trình đặt trên nền địa chất yếu, tường chắn còn phục vụ cho mục đích giữ ổn định sườn đồi hay bo chắn chân cầu vượt đường bộ.

tường chắn đất
Thi công tường chắn đất.

Để đảm bảo sự vận hành tốt nhất của kết cấu tường chắn đất thì yêu cầu trong thiết kế cần có sự tính toán chi tiết về áp lực đất chủ động của khối đất sau lưng tường trong các trường hợp khác nhau. Bắt đầu với bài toán tính ổn định tường chắn, sau đó là độ lún và độ ổn định trượt cung tròn. Các thông số này sẽ là nền tảng cho việc lựa chọn giải pháp thi công tường chắn chuẩn xác.

Những giải pháp tường chắn phổ biến nhất có thể kể đến là bê tông cốt thép (BTCT), công nghệ Neoweb (ô địa kỹ thuật Geocell), hay rọ đá, rọ đá hộc. Mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tương ứng với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau của từng công trình.

Các loại tường chắn đất

Sự khác biệt về địa hình thi công và loại hình công trình là những nguyên nhân chính tạo nên sự đa dạng của kết cấu tường chắn. Chính vì vậy mà các chuyên gia kết cấu đã tìm ra rất nhiều cách để phân loại tường chắn đất. Có thể phân loại theo độ cứng (tức khả năng biến dạng của tường); Theo nguyên tắc làm việc; Theo chiều cao; Theo góc nghiên của lưng tường; Theo kết cấu.

Bài toán thi công tường chắn đất không chỉ được tính dựa trên yêu cầu kỹ thuật mà còn ở vật liệu sử dụng. Nhằm hướng đến việc tối ưu cả chi phí lẫn chất lượng, các giải pháp về vật liệu đã ra đời. Trong đó, các vật liệu được dùng trong thi công tường chắn đất phổ biến nhất phải kể đến là: Cọc cừ, neoweb, rọ đá và bê tông cốt thép.

Một lưu ý khi thi công tường chắn chính là vấn đề nước ngầm. Khi khảo sát thi công có thể vào mùa nắng và chưa có hiện tượng ngập nước. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước mưa thấm vào sau tường làm tăng áp lực ngang lên tường chắn. Vì thế khi lựa chọn phương án thi công, các kỹ sư cần cân nhắc phương án thoát nước, có thể lắp đặt ống thoát nước xuyên tường, hoặc lựa chọn vật liệu có tính thoát tốt.

Các giải pháp thiết kế tường chắn tối ưu nhất hiện nay

Tường chắn đất với Neoweb

Neoweb là một loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Isarel, Ấn Độ….

Để hiểu hơn về loại vật liệu này bạn có thể tham khảo thêm tại link bên dưới. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề ứng dụng của loại vật liệu này khi làm tường chắn đất.

Công Nghệ Neoweb – Ứng dụng hệ thống ô ngăn hình mạng Neoweb

Những áp dụng của Neoweb trong làm tường chắn đất

  • Tường chắn trọng lực
  • Tường chắn neoweb gia cố
  • Tường chắn neoweb kết hợp neo đất
  • Tường chắn neoweb tự lực
  • Dạng mái dốc kết hợp với lớp neoweb gia cố
  • Tường chắn neoweb gia cố kết hợp với đinh đất
    tường chắn đất
    Ứng dụng neoweb làm tường chắn đất

Ưu điểm của neoweb khi làm tường chắn đất

  • Tường chắn Neoweb giúp giữ ổn định tổng thể mái dốc, gia cố nền móng, chống xói, chống sạt lở, trượt lún hiệu quả.
  • Được sản xuất từ vật liệu Polypropylen nên neoweb có độ bền cao, tính linh động cao, phù hợp với những khu vực nền đất yếu, sóng ngầm.
  • Được thiết kế với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt ô ngăn giúp thoát nước hiệu quả.
  • Thiết kế gọn nhẹ, dễ di chuyển, thi công đơn giản, dễ dàng trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Tận dụng vật liệu chèn lấp tại chỗ giúp tối ưu chi phí thi công.
  • Bề mặt ngoài tường chắn Neoweb có thể trồng cây, giúp công trình thân thiện với môi trường hơn.

 Tường chắn đất với rọ đá

Rọ đá (rọ đựng đá) được đan từ dây thép mạ kẽm (có thể bọc thêm lớp nhựa PVC bên ngoài để tối ưu tuổi thọ) tạo thành những chiếc rọ dùng đựng các loại đá có kích thước khác nhau, có tính ứng dụng cao trong xây dựng, kè bờ, chỉnh trị.

tường chắn đất
Tường chắn rọ đá.

Rọ đá rất đa dạng về chủng loại, với sự khác biệt chính ở đường kính dây đan và quy chuẩn rọ. Với ứng dụng làm tường chắn loại rọ đá được sử dụng phổ biến là rọ đá hộc.

Ưu điểm và ứng dụng của loại rọ đá này đã được đề cập rất chi tiết trong các bài viết trước đây của chúng tôi. Xem thêm tại đây.

Tường chắn đất bằng bê tông cốt thép (BTCT)

Biện pháp thi công tường chắn đất bằng bê tông cốt thép là một giải pháp truyền thống có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên chi phí cho giải pháp này khá cao, và đây luôn là vấn đề làm các chủ đầu tư băn khoăn.

Mặt khác thời gian thi công mô hình này thường kéo dài và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết. Để đảm bảo sự tiếp nối cho khối bê tông lớn, đòi hỏi kỹ thuật thi công cao.

Nên chọn giải pháp tường chắn đất nào cho phù hợp với công trình của bạn?

Như đã nói ở trên thì việc lựa chọn loại vật liệu nào để thi công tường chắn đất phục thuộc vào nhiều yếu tố. Từ địa chất, địa hình, khí hậu đến đặc thù của công trình.

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh các phương pháp dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của từng phương án thi công tường chắn.

Bảng so sánh hiệu quả xây tường chắn đất giữa Neoweb và Rọ đá hộc

tường chắn đất
So sánh tường chắn rọ đá và tường chắn neoweb.

Bảng so sánh hiệu quả xây tường chắn đất giữa Neoweb và bê tông cốt thép

tường chắn đất
So sánh tường chắn neoweb và tường chắn BTCT.

——————-

Là đơn vị hàng đầu trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm địa kỹ thuật chất lượng như rọ đá, neoweb, vải địa kỹ thuật, ống địa… Phú Thành Phát luôn có chính sách giá tốt cho các đơn vị mua vật liệu xây dựng với số lượng lớn. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận ngay bảng giá ưu đãi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *