Công Nghệ Neoweb – Ứng dụng hệ thống ô ngăn hình mạng Neoweb

Neoweb còn được gọi là Geocell, tên tiếng Việt là Ô Địa Kỹ Thuật, một sản phẩm địa kỹ thuật có chức năng phân tách, ổn định và gia cố nền đất. Hệ thống Neoweb là mạng lưới các ô ngăn hình mạng dạng tổ ong được đục lỗ và tạo nhám. Được hình thành từ việc liên kết hàn nhiệt các tấm HDPE.

Khi chèn lấp bằng đất, đá dăm, sỏi hoặc bê tông,..vào Neoweb sẽ tạo thành một kết cấu có khả năng gia cường nền đất, chống xói mòn cũng như bảo bệ lớp màng chống thấm bên dưới tránh được các tác động cơ học bên ngoài.

neoweb
Công nghệ Neoweb trong xây dựng.

Cấu tạo của Neoweb

Công nghệ Neoweb được tạo thành từ những tấm màng chống thấm HDPE xếp chồng liên tục và kết dính chúng với nhau bằng phương pháp hàn nhiệt với những khoảng cách nhất định, các tấm này sau khi được kết dính nhau thì khi kéo ra sẽ tạo thành các ô lưới. Hệ thống các vách ngăn cách, giữ và bảo vệ các vật liệu chèn lấp bên trong theo ba phương, tạo ra cường độ chịu lực cao trong từng phương.

Vật liệu chèn lấp trong kết cấu Neoweb rất linh hoạt, phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật của công trình, có thể sử dụng ngay vật liệu tại chỗ hoặc các chất thải của công trình.

Các loại Neoweb

Hệ thống Neoweb có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Chuyên gia thiết kế sẽ lựa chọn dựa trên yêu cầu về kỹ thuật và ngân sách đầu tư.

Phân loại theo kích thước ô ngăn

  • Loại ô cỡ tiêu chuẩn ( 21x25cm).
  • Loại ô cỡ trung bình (29x34cm) .
  • Loại ô cỡ lớn (42x50cm).

Phân loại theo chiều cao

  • Neoweb 5 cm.
  • Neoweb 7.5 cm.
  • Neoweb 10 cm.
  • Neoweb 15 cm.
  • Neoweb 20 cm.

Ứng dụng của ô ngăn hình mạng Neoweb

Được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hạ tầng tại các khu vực đất yếu, địa hình phức tạp. Tính năng vượt trội nhất của Neoweb là kiểm soát và chống xói mòn bề mặt. Tạo ra các giải pháp linh động để kiểm soát xói và bảo vệ bề mặt hệ thống kênh mương, mái đê, mái đập, bề mặt hồ chứa và mái dốc, mặt đường, móng đường.

neoweb
Được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau.

So với công nghệ xây dựng truyền thống sử dụng phương pháp bảo vệ bề mặt công trình bằng bê tông cốt thép, tấm bê tông hoặc xây đá hộc vừa tốn kém về chi phí, thời gian mà còn thiếu sự linh động, dễ bị ảnh hưởng từ xâm thực của môi trường. Thì công nghệ Neoweb tạo ra giải pháp xây dựng linh động hơn, nhẹ nhàng hơn. Quan trọng là Neoweb sở hữu các ưu điểm như: thi công nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí – Những ưu điểm mà các nhà thầu quan tâm hàng đầu.

Phương pháp gia cố nền với Neoweb đã được thử nghiệm và đánh giá hiệu quả qua nhiều cuộc nghiên cứu quy mô. Được ứng dụng tại nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Isarel, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…. Các ứng dụng cơ bản của Neoweb – Ô địa kỹ thuật Geocell bao gồm:

Neoweb trong ngành thủy lợi

Địa hình hiểm trở của vùng Trung du miền núi, đồng bằng Nam Bộ thường xuyên gặp hiện tượng lún nền, nứt gãy, sạt trượt mái, trong các công trình thủy lợi, kênh dẫn nước, hồ chứa. Do những giới hạn riêng, phương pháp thi công kênh truyền thống không thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng và công nghệ Neoweb là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay.

Neoweb trong xây dựng tường chắn

Với cấu tạo đặc biệt, kết cấu ô ngăn hình mạng NeowebTM tạo thành cốt trong vật liệu bảo vệ bề mặt đồng thời là ván khuôn trong quá trình thi công. Vật liệu chèn lấp rất phong phú từ đất trồng tự nhiên để trồng cỏ, đá dăm, cuội sỏi cho đến bê tông, giúp cũng cố nền đất, làm tường chắn và tạo nên cảnh quan đẹp mắt cho công trình.

neoweb
Ứng dụng gia cố mái dốc

Thi công đường bộ, đường sắt

Một trong những ứng dụng phổ biến khác của Neoweb phải kể đến là ổn định nền đường giao thông trên vùng đất yếu. Với các ưu điểm:

  • Tạo ra liên kết mềm chống nứt gãy.
  • Thời gian thi công nhanh; Kỹ thuật thi công không phức tạp.
  • Tuổi thọ vật liệu cao.
  • Sử dụng đa dạng vật liệu địa phương để chèn lấp.
  • Thân thiện với môi trường.

 Gia cố công trình mái dốc

Trong nhiều năm gần đây, công nghệ sử dụng vật liệu mới Neoweb của Israel đã được nghiên cứu và ứng dụng để gia cố mái kênh, mái đập trong công trình thủy lợi.

Quy trình thi công Neoweb

Biện pháp thi công Neoweb – Trình tự thi công bao gồm 7 bước.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công và san nền

Cần đảm bảo mặt bằng thi công trải Neoweb phải sạch sẽ,

  • Dọn bỏ các cây cối trong khu vực thi công.
  • Rút nước đáy móng
  • Thực hiện đào lắp theo yêu cầu của thiết kế

Hoàn thành công tác làm đất

  • Tạo và sửa mái theo đúng kích thước hình học đã thiết kế
  • Kiểm tra và đảm bảo không có lỗ hỗng cũng như các rác thải trên móng
  • Kiểm tra độ phẳng đều của mái kênh

Chuẩn bị rãnh trên mái dốc: Tạo rãnh để neo giữ Neoweb theo đúng thiết kế.

Thi công lót vải địa kỹ thuật trước khi tiến hành thi công Neoweb.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị thi công

Vật liệu và thiết bị cơ bản cho công tác đào, lấp đất: bê tông, đất đá, vật liệu lót, vữa lót, vải địa kỹ thuật…

Vật liệu hỗ trợ thi công Neoweb: Vật liệu Neoweb, máy nén khí, máy dập, ghim bấm, dây chằng, máy phát điện, cưa, búa,…

Bước 3: Rải các tấm Neoweb

Trước khi rải cần căn cứ vào kích thước các tấm vật liệu, và kích thước kênh để tính toán và có kế hoạch về số lượng và vị trí của các tấm Neoweb, nhằm sử dụng hiệu quả và hạn chế các mối nối không cần thiết.

Trong công tác thi công gia cố kênh, trước khi rải, đặt các tấm Neoweb nối tiếp nhau song song với thành kênh và dọc theo đáy kênh, hoặc theo hướng nước chảy.

Tấm Neoweb sẽ được mở rộng ra và phủ xuống toàn bộ mặt bằng thi công theo hướng từ trên xuống. Phải bảo đảm ô ngăn được mở ra theo đúng kích thước tiêu chuẩn.

Các tấm Neoweb được nối với nhau trước khi căng các ô ngăn. Các mối nối phải chắc chắn và chạy dọc hết chiều dài tấm Neoweb để đảm bảo khi trải các ô ngăn được căng đều không bị xô lệch.

thiết kế neoweb
Thi công đường giao thông nông thôn.

Bước 4: Ghim nối các tấm Neoweb

Sử dụng loại ghim ½ inch (13 mm) có mạ kẽm. Xếp chống các đầu nối lên nhau khoảng 3cm và dùng máy dập ghim để ghim các tấm Neo lại với nhau. Khi thi công cần đảm bảo các ghim xuyên qua hết chiều dày của tấm nối. Cần kiểm tra thật kỹ lưỡng khâu ghim để đảm bảo tất cả đầu nối đều được thi công.

Bước 5: Đóng cọc neo

Sau khi trải tấm Neoweb xuống mái kênh thì cần đóng một hàng cọc neo theo đỉnh của mái kênh, mái dóc. Cọc neo phải cắm sâu, chắc chắn, xuyên qua lớp vải địa kỹ thuật, cắm chặt vào lớp đất cứng của nền đường.

Trong các công trình có độ dốc lớn như kênh, mái dốc thì khoảng cách cọc neo phải được tính toán trước và thực hiện đúng theo bản vẽ. Phải đảm bảo mỗi ô ngăn đầu tiên trên đỉnh mái kênh đều được giữ bởi một cọc neo. Khoảng cách cọc neo phụ thuộc vào kích thước ô ngăn.

Bước 6: Chèn lấp vật liệu

Tiến hành chèn lấp vật liệu vào hệ thống ô ngăn Neoweb và hoàn thiện bề mặt theo trình tự.

  • Kiểm tra bê tông trước khi chèn lấp vào ô ngăn: (thành phần Bê tông, độ sụt …) phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • Chèn lấp bêtông vào ô ngăn từ trên xuống dưới.
  • San gạt Bê tông: Có thể bằng thủ công kết hợp với máy móc. Đảm bảo bêtông được chèn kín đều phạm vi ô ngăn.

Thời gian thi công nhanh hơn khoảng 40% so với công nghệ BTCT, thẩm mỹ công trình đẹp, máy thi công hoàn toàn sử dụng thiết bị trong nước sẵn có.

neoweb
Vật liệu chèn lấp tùy thuộc vào kết cấu công trình.

Bước 7: Đầm nén bề mặt

Tiến hành đầm nén và tạo bề mặt sau khi chèn vật liệu vào Neoweb. Hoàn thiện công trình với các bước xây dựng tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *